Thứ Tư, tháng 3 08, 2017

GIÚP '' TINH BINH '' KHỎE HƠN :)

Bốn việc cần làm để tinh trùng khỏe, nhanh hơn



Nam giới thường xuyên vận động sẽ có số lượng tinh trùng mỗi lần xuất tinh nhiều hơn 33% so với những người ít vận động.
Theo tiến sĩ Ashok Agarwal (trưởng khoa sản tại Cleveland Clinic), bất cứ thay đổi nhỏ nào trong cuộc sống, sinh hoạt của nam giới đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng của tinh trùng. Vì vậy mà có những người có tinh trùng rất khỏe, có người lại yếu hơn hoặc chất lượng tinh trùng cũng thay đổi theo thời gian khác nhau.
Theo thống kê của viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ, 15% các cặp đôi gặp vấn đề khó khăn khi thụ thai, trong số đó có ít nhất 1/3 nam giới có số và chất lượng tinh trùng kém. Điều này khẳng định rằng chất lượng tinh trùng nam giới là rất quan trọng trong quá trình thụ thai của phụ nữ.
Tiến sĩ Ashok Agarwal cũng tiết lộ với các cặp đôi 4 việc cần làm trong cuộc sống để cải thiện được chất lượng tinh trùng một cách tốt nhất:

Bổ sung chất chống oxy hóa
Thực tế cho thấy, 90% tinh trùng đều bị biến dạng trong quá trình thâm nhập vào tử cung để gặp gỡ trứng. Khi bị khiếm khuyết này thì cơ hội thụ thai là rất thấp. Để cải thiện vấn đề này, nam giới nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa lycopene có nhiều trong những thực phẩm màu đỏ tím như cà chua chín, bí đỏ, nho, việt quất, dưa hấu, ớt chuông…
 

Tập thể thao lành mạnh
Một lần xuất tinh của nam giới có sức khỏe bình thường có thể chứa tới 15-15.000.000 chú tinh trùng. Để tối đa hóa số lượng tinh binh trong một lần xuất tinh, chuyên gia Ashok Agarwal khuyên các ông chồng nên chăm chỉ tập luyện thể thao và lao động thể chất.
Các chuyên gia thuộc đại học Harvard cũng khẳng định, nam giới thường xuyên vận động sẽ có số lượng tinh trùng mỗi lần xuất tinh nhiều hơn 33% so với những người ít vận động. Khi nam giới chăm chỉ vận động sẽ giúp đốt cháy chất béo và thúc đẩy testosterone.
Hạn chế dùng điện thoại
Tinh trùng hình thành liên tục trong 12-14 giờ trong khi trứng có cả tháng để chuẩn bị rụng. Vì vậy, lối sống của nam giới từng ngày là vô cùng quan trọng để có được những chú tinh trùng khỏe mạnh. Các chuyên gia thuộc viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ khuyên các anh chồng nên đặt điện thoại xuống bởi chính sóng điện từ từ điện thoại sẽ làm giảm sự vận động của tinh binh.
Tránh sử dụng chất bôi trơn
Chất bôi trơn giống như chất nhầy trong cổ tử cung phụ nữ có thể giúp tinh trùng dễ dàng di truyển trong ống dẫn trứng và tiếp cận với trứng. Trong khi chất nhầy trong cổ tử cung vô cùng quan trọng để tinh trùng di chuyển trong ống dẫn trứng thì chất bôi trơn (ngay cả nước bọt) cũng có tác dụng ngược lại và còn ảnh hưởng đến độ trơn nhạy của chất nhầy. Ngoài ra chúng còn làm thay đổi độ pH trong âm đạo phụ nữ và thậm chí chất bôi trơn còn giết chết tinh trùng.

SƯU TẦM

NHỮNG ĐIỀU '' TẾ NHỊ '' MÀ CHẲNG AI NÓI KHI BẠN MANG BẦU

Những điều “tế nhị” chẳng ai nói với bạn khi mang bầu



Chuẩn bị tâm lý làm mẹ lần đầu với những bật mí tiếp theo về điều thầm kín khi mang thai bạn nhé.

Không thể thực hiện một số tư thế, động tác bình thường
Tự mình cắt móng chân hay ngồi khoanh chân đều là điều không thể đối với mẹ bầu. Vì thế bạn cũng đừng lỡ phán xét nếu thấy hình ảnh mẹ bầu ngồi không khép chân và không lịch sự cho lắm nhé.
Chất nhầy không chỉ có ở mũi
Chất nhầy ở cổ tử cung càng nhiều chứng tỏ mẹ bầu đã sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ, sinh em bé. Giống như một số dấu hiệu báo sinh khác như mũi to, chất nhầy cũng không phải là hiện tượng bất thường đáng lo lắng. Mẹ bầu nên yên tâm vì những chất nhầy khiến mẹ khó chịu này lại là chất tương tác đặc biệt giúp em bé chào đời dễ dàng hơn.
Những chuyện “tế nhị” khi đi đẻ
Khi mẹ chuyển dạ, được chuyển vào phòng chờ sinh, sẽ có rất nhiều người từ bác sỹ, y tá, điều dưỡng, hộ sinh (kể cả những người có giới tính nam) sẽ thăm khám mẹ. Mẹ cần thư giãn, thoải mái, không nên quá xấu hổ vì đây là chuyện rất bình thường. Chỉ sau này nghĩ lại mới hơi ngại thôi nhỉ.
“Mắc kẹt” với máy đo tim thai
Bác sỹ sẽ đặt lên bụng mẹ một máy theo dõi tim thai, nhờ đó có thể theo dõi tình hình sức khỏe em bé, phòng ngừa những trường hợp nguy hiểm. Lúc này mẹ sẽ phải nằm yên một chỗ và không được thoải mái lắm. Tuy nhiên đây là kỹ thuật bắt buộc với bất cứ ca sinh nào, mẹ chịu khó vì em bé, mẹ nhé.
Không ăn gì cho đến khi em bé chào đời
Mẹ được khuyên không nên ăn những thức ăn rắn, vì khi chuyển dạ, cơn co ập đến, nhiều khả năng mẹ sẽ nôn hết thức ăn ra. Vì vậy, dù đói và kiệt sức, mẹ chỉ nên uống sữa lót dạ, tập trung thở để đối phó mỗi khi cơn co đến.
Đại tiện khi rặn đẻ
Đây là điều khá bình thường nhưng hiếm khi được mọi người nhắc đến. Mẹ đừng ngại vì bác sỹ cũng quen với tình huống dở khóc dở cười này. Việc của mẹ là hoàn thành tốt nhiệm vụ mang em bé đến thế giới này.
Rạch tầng sinh môn
Đối với những ca sinh thường, để em bé chào đời dễ dàng, thuận lợi, các y tá bác sỹ thường dùng thủ thuật rạch tầng sinh môn. Khi em bé chào đời, mẹ có thể sẽ được khâu sống. Vài ngày sau sinh, mẹ sẽ phải chịu đựng vết đau nhức khi đi vệ sinh. Nhiều mẹ kể lại, đau do rạch tầng sinh môn còn khủng khiếp hơn nỗi đau đẻ.
Đau khi cho con bú
Rất nhiều mẹ do không biết cách cho con bú, không để miệng bé ngậm hết quầng vú, dẫn tới bị đau núm vú, bị nứt cổ gà. Mẹ tham khảo một số sách hướng dẫn cho con bú để chuẩn bị cho hành trình nuôi con bằng sữa mẹ của mình.
“Làm bạn” với bệnh trĩ
Bên cạnh những thay đổi sau sinh như hay quên, nói nhiều, bệnh trĩ cũng là vấn đề nhiều mẹ thường gặp. Trong thai kỳ, mẹ bầu nên tập những bài tập nhẹ nhàng để giảm nguy cơ mắc bệnh này.
“Cô bé” thay đổi
Không còn khít và chặt như trước kia, “cô bé” của mẹ bị rộng và to ra, ảnh hưởng nhiều đến đời sống chăn gối. Mẹ có thể tập các bài tập Kegel hoặc nói chuyện thẳng thắn với chồng về vấn đề này.
Bụng chảy xệ
Chiếc bụng trắng thon gọn, săn chắc biến đi đâu mất. Thay vào đó là chiếc bụng nhăn nheo, chảy xệ, chằng chịt những vết rạn da. Nhưng đây lại là minh chứng tuyệt vời nhất cho hành trình làm mẹ thiêng liêng. Vì vậy nó cũng chẳng xấu gì đâu nhỉ!
SƯU TẦM


CÁCH CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH 1 THÁNG TUỔI

Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi: Những "bí kíp" mẹ nên bỏ túi

Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi là điều rất nhiều mẹ bỡ ngỡ, bởi những ngày tháng đầu tiên làm quen với vai trò mới thật không dễ dàng gì.
Tháng đầu tiên sau sinh là giai đoạn khó khăn nhất đối với cả mẹ và em bé mới chào trời. Trong khi mẹ còn rất đau, rất mệt nhưng lại phải ngay lập tức làm quen với những điều mới mẻ: cho con bú, bế ẵm con, tắm táp và vệ sinh hàng ngày cho bé,... nhất là phải để ý từng giây từng phút xem con có khỏe không, có khó chịu chỗ nào không và căng óc tìm nguyên nhân vì sao con khóc,... thì lúc này, bé cưng cũng "vật vã" không kém để làm quen với môi trường mới - rộng lớn và đầy những điều lạ lẫm. Vì thế,chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi là chuyện không đơn giản, đầy những khó khăn và cần mẹ lưu ý từng giây từng phút. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng, hãy làm theo những chỉ dẫn dưới đây và mẹ sẽ vượt qua giai đoạn này thật suôn sẻ!
Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH 1 THÁNG TUỔI - CHO CON BÚ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất của bé lúc này, mẹ không cần phải cho con ăn/uống thêm gì khác kể cả nước lọc. Mẹ chỉ cần nhớ cho con bú đúng cách, sao cho bé ngậm đúng khớp ngậm, tránh để bé chỉ ngậm đầu vú sẽ khiến mẹ dễ bị nứt cổ gà, sưng đau. Bé bú đúng là khi:
- Cằm con cắm sâu vào bầu ngực, đầu ngửa ra sao cho giữa cằm và cổ tạo thành một góc khoảng 1400.
- Miệng bé mở rộng và ngậm sâu vào quầng vú (ngậm nhiều quầng vú dưới hơn quầng vú phía trên), lưỡi con đưa ra phía trước và đè lên nướu dưới.
Khi để bé ngậm đúng cách như vậy mẹ sẽ không bị đau, không cảm thấy khó chịu khi con bú và bé cũng bám khớp rất chắc. 
Một lưu ý quan trọng nữa là mẹ cần vệ sinh vú sạch sẽ trước và sau khi bé bú, nên dùng khăn mềm nhúng nước ấm và lau sạch đầu vú, kẽ vú, có thể dùng vài giọt sữa mẹ để bôi trong trường hợp đầu ngực bị khô nẻ.
Đối với mẹ cho con bú sữa công thức sẽ vất vả hơn một chút vì công đoạn pha sữa, vệ sinh bình sữa,... sẽ "lách cách" và tốn thời gian hơn vì bé sơ sinh cần được bú nhiều lần cả ngày lẫn đêm (thông thường khoảng 2 tiếng/cữ). Điều quan trọng nhất là mẹ cần pha sữa đúng theo chỉ dẫn, tuyệt đối không pha thêm nước hoặc pha sữa quá đặc với mong muốn con nhận được nhiều dinh dưỡng hơn - tất cả những điều này đều gây hại không nhỏ cho trẻ. Nhiệt độ pha sữa cũng cần được đảm bảo, không pha sữa bằng nước quá nóng/quá nguội sẽ ảnh hưởng tới hàm lượng dinh dưỡng.
- Mẹ không nhất thiết phải căn đúng giờ cho mỗi cữ bú, tốt nhất nên cho bé bú theo nhu cầu; cho bú khi con có biểu hiện đói (ngọ nguậy người, vươn chân tay, khi chạm vào môi thấy con mở miệng,...) và ngừng khi bé không muốn bú nữa.
cham soc tre so sinh 1 thang tuoi

CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH 1 THÁNG TUỔI - BẾ ẴM CON ĐÚNG CÁCH

Bé sơ sinh xương còn mềm, yếu nên mẹ cần rất cẩn thận khi bế ẵm con. Hãy ôm con sát vào lòng, tay đỡ đầu, lưng và mông con; mẹ cũng nên vuốt ve, âu yếm bé để tạo sự gắn kết với bé. Dần dần, mẹ nên nhìn bé, cười, trò chuyện hay hát cho bé nghe,... để kích thích giác quan của con phát triển.
Khi đặt bé nằm, mẹ lưu ý giường phải phẳng và nệm không quá mềm sẽ ảnh hưởng tới xương của con, không kê gối cao (tốt nhất không nên dùng gối cho trẻ sơ sinh, hoặc chỉ nên dùng vài lớp khăn xô lót dưới đầu con là đủ).
Mẹ có thể học cách quấn tã cho bé để con ngủ ngon, ngủ yên và bớt giật mình vì khi được quấn trong tã, bé sẽ có cảm giác giống với trong tử cung của mẹ hơn.
Lưu ý: Tuyệt đối không bế xốc con, không rung lắc hoặc đưa nôi, đưa võng quá mạnh, đột ngột vì dễ khiến trẻ sơ sinh bị dập não, chảy máu não do màng não bé còn mỏng, khoảng trống giữa xương sọ và não chưa được lấp đầy. Ngoài ra, khi bế ẵm mẹ cũng lưu ý đỡ đầu và cổ con vì bé sơ sinh vẫn "nặng đầu" - trọng lượng đầu chiếm tới 25% so với cơ thể, trong khi cổ bé còn rất yếu nên rất dễ tổn thương.
tre so sinh 1 thang tuoi

VỆ SINH RỐN TRẺ ĐÚNG CÁCH

Một điều rất quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi là vệ sinh rốn cho con. Thông thường, phải mất cả tuần, thậm chí đến gần cả tháng rốn của bé mới khô và rụng, do đó mẹ cần vệ sinh cẩn thận đề phòng nhiễm trùng, viêm rốn sẽ rất nguy hiểm. 
Khi vệ sinh rốn cho con, mẹ lưu ý:
- Rửa tay bằng xà phòng thật sạch rồi lau khô (có thể sát trùng bằng cồn 900 thêm lần nữa).
- Tháo băng rốn và kiểm tra xem có bất thường gì không (mùi lạ, chảy mủ, sưng hay chảy máu,...).
- Dùng bông băng nhúng nước sôi để nguội lau sạch rốn từ chân tới thân rốn, lau bề mặt cuống rốn sau cùng (lưu ý thay bông băng sau khi lau qua từng vị trí) rồi thấm khô bằng bông sạch. 
- Sát trùng vùng quanh rốn bằng cồn 70 độ, sau đó để hở hoặc băng lại bằng gạc mỏng. Lưu ý khi quấn tã tránh vùng rốn bé để không gây bí, nóng dễ dẫn đến viêm nhiễm.
Kiểm tra thân nhiệt cho bé thường xuyên
Ở trong bụng mẹ, bé có một môi trường rất ổn định về nhiệt độ nhưng khi ra ngoài thì khác, thời tiết, nhiệt độ thay đổi liên tục mẹ cần phải thường xuyên kiểm tra xem bé có quá nóng/lạnh không. Mẹo cho mẹ là hãy chạm tay vào bụng bé, nếu quá nóng thì bỏ bớt chăn hoặc đắp thêm nếu con lạnh.
Việc đội mũ, quàng khăn kín đáo cho con khi ra ngoài, nhất là trong thời tiết lạnh là vô cùng cần thiết; nhưng khi bé ngủ mẹ nhớ bỏ mũ cho con vì trẻ sơ sinh giải phóng nhiệt rất lớn ở vùng đầu, nếu đội mũ kín dễ khiến thân nhiệt con tăng cao và có thể gây hội chứng SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh).
Ngoài ra, quần áo của bé nên mềm, thoáng, mỏng để có thể mặc nhiều lớp khi trời lạnh hoặc dễ dàng cởi bớt khi trời nóng. 
Trên đây là những kiến thức căn bản giúp mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đúng cách. Mời mẹ theo dõi những bài tiếp theo trên Emdep.vn để có thêm kinh nghiệm, kiến thức chăm con thật tốt, cũng như biết cách xử lý khi bé ốm sốt, quấy khóc hay gặp những vấn đề khác nhé!
Sưu Tầm

CHIÊU VẮT SỮA GIÚP LƯỢNG SỮA TĂNG GẤP ĐÔI

Chiêu vắt sữa giúp mẹ "sản xuất" gấp đôi lượng sữa cho bé yêu

Bạn có biết rằng ngoài việc ăn uống những thực phẩm lợi sữa, bạn cũng có thể dùng dụng cụ vắt sữa để tăng sữa cho con bú nhanh và tiện lợi? Dưới đây là những điều cần biết về dụng cụ vắt sữa và cách sử dụng dụng cụ này đúng cách, các bà đẻ hãy tham khảo!
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng dụng cụ vắt sữa có thể giúp các mẹ đang cho con bú có nhiều sữa hơn một cách đơn giản và thuận tiện. Cách sử dụng dụng cụ vắt sữa (hay còn gọi là bơm sữa) cũng vô cùng đơn giản. Dụng cụ vắt sữa này hoạt động bằng cách tạo ra áp lực làm nén các mô vú để ép sữa vào bình sữa nhiều gấp đôi cách vắt sữa bằng tay mà không làm chảy sữa ra ngoài bình. Sau đây là 4 bước nhanh gọn để bạn lấy sữa mẹ với dụng cụ vắt sữa thông minh này.
Bước 1: Chọn dụng cụ vắt sữa
Có nhiều loại dụng cụ vắt sữa khác nhau trên hiện trường hiện nay. Bạn có thể sử dụng dụng cụ vắt sữa 1 vú hoặc dụng cụ vắt sữa cả 2 vú đồng thời một lúc. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng dụng cụ vắt sữa cả 2 vú giúp mẹ tăng lượng sữa tiết ra nhiều hơn. Bạn có thể mua dụng cụ này ở các cơ sở y tế và chỉ nên mua chúng từ các nguồn có thương hiệu và nhãn kiểm định chất lượng rõ ràng. 
Bên cạnh việc sử dụng dụng cụ vắt sữa, các bà mẹ cũng được khuyến cáo nên dùng loại áo ngực được thiết kế đặc biệt để vắt sữa bằng dụng cụ vắt vữa một cách dễ dàng.
Hướng dẫn dùng dụng cụ vắt sữa để tăng sữa cho con bú
Bước 2: Mát-xa ngực trước khi vắt sữa
Để vắt được nhiều sữa, các bà đẻ đừng quên mát-xa ngực trước khi dùng máy lấy sữa. Mát-xa giúp các mô ngực được kích thích để đẩy sữa ra phía núm vú nhanh và nhiều hơn. Hãy bắt đầu bằng việc sử dụng các ngón tay kẹp sát vào nhau và miết vào ngực theo chuyển động tròn một cách nhẹ nhàng. Mát-xa từ trong ra ngoài và hơi chụm các đầu ngón tay lại để sữa dồn về phía núm vú.
Bước 3: Vắt sữa 
Dụng cụ vắt sữa hoạt động giống như một chiếc bơm tạo áp lực ở đầu vú và mút sữa ra ngoài, chảy vào bình sữa. Trước tiên, bạn đặt đầu mút của dụng cụ vắt sữa vào bầu ngực, sau đó lấy tay giữ bình sữa. Ngón tay cái giữ ở cổ bình sữa, 4 ngón tay còn lại giữ cần bơm sữa và kéo ra kéo vào nhẹ nhàng để bơm sữa chảy vào bình. Vắt sữa như vậy trong vòng 15 – 20 phút. Sau đó, mát-xa ngực lại ở cả bầu ngực và núm vú. Rồi vắt sữa tiếp cho đến khi thấy sữa ra ít thì dừng lại.  
Bước 4: Kết thúc việc vắt sữa
Sau khi vắt hết sữa một bên ngực, bạn nên vắt sữa tiếp bầu ngực còn lại để giữ dáng 2 bầu ngực cân bằng nhau sau thời kỳ cho con bú, hoặc bạn có thể vắt sữa mỗi bên ngực một lần và đổi lượt đều đặn để giảm bớt áp lực sữa căng ở một bầu ngực chưa được vắt sữa. Khi bạn sử dụng cách vắt sữa này thường xuyên, lượng sữa của bạn sẽ ra đều và nhiều hơn mỗi ngày. Bạn sẽ không lo lắng về việc thiếu sữa cho con bú và vắt sữa dễ dàng hơn vắt sữa bằng tay
-------------- Sưu Tầm ---------------

BÀ BẦU KHÔNG NÊN ĂN CANH KHỔ QUA

Trái khổ qua là một vị thuốc quý. Tuy nhiên ăn khi mang thai lại không hề tốt vì nó chứa 1 loại protein không tốt cho hệ sinh sản.

BÀ BẦU KHÔNG NÊN ĂN CANH KHỔ QUA

Ăn mướp đắng (khổ qua) không tốt cho phụ nữ mang thai - Mẹ mang thai - Dinh dưỡng và ăn uống khi mang thai - Những điều cần tránh khi mang thai
Tác dụng tốt của mướp đắng
  • Chứa nhiều lượng vitamin C giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể.
  • Kích thích ăn uống, tiêu viêm, thoái nhiệt: Mướp đắng giúp kiện tỳ khai vị (kích thích chức năng tiêu hóa); Alkaloid trong mướp đắng có công hiệu lợi niệu hoạt huyết (lợi tiểu, máu lưu thông); tiêu viêm thoái nhiệt (chống viêm, hạ sốt); thanh tâm minh mục (mát tim sáng mắt).
  • Phòng chống ung thư: Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong mướp đắng giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư; Nước cốt mướp đắng chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng nuốt của các thực bào.
  • Giảm thấp đường huyết: Nước cốt mướp đắng tươi, có tác dụng hạ đường huyết tốt, là món ăn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường.
Độc tính của mướp đắng
  • Quả mướp đắng chưa già dùng làm thức ăn. Cao mướp đắng được xem là không độc. Mướp đắng tương đối lành ở liều thấp và không dùng quá 4 tuần. Chưa có báo cáo nào về tác dụng nguy hiểm của cao mướp đắng ở liều 50 ml. Nói chung, mướp đắng có mức độc tính lâm sàng thấp, có thể có vài xáo trộn về đường tiêu hóa.
  • Vì tính chất hạ đường huyết, nên dè dặt khi người bệnh đã có triệu chứng đường xuống quá thấp. Hai em nhỏ đã bị hôn mê vì đường xuống thấp sau khi uống trà mướp đắng. Cả hai đều hồi phục sau khi chữa trị. Một báo cáo khác đường hạ thấp sau khi một phụ nữ 40 tuổi bệnh tiểu đường bị nguy hiểm đường xuống thấp sau khi uống chlorpropamid và ăn cà ri (có mướp đắng trong bột cà ri). Lớp màng đỏ bao quanh hạt mướp đắng độc cho trẻ con. Nước ép quả mướp đắng đã làm một em nhỏ bị nôn mửa, tiêu chảy và chết.
  • Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.
  • Hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.
  • Mướp đắng không nên dùng cho phụ nữ có thai vì độc hại cho hệ sinh sản, kể cả làm tử cung xuất huyết và co thắt làm hư thai.
Kết luận
Mướp đắng là một loại quả nhiệt đới dùng làm thức ăn, nhưng cũng được dùng làm thuốc ở các nước Đông Nam Á như Ấn độ và ngay cả Phi Châu, tác dụng giảm đường huyết rõ ràng đồng thời với tính kháng khuẩn và chống sinh sản. Nghiên cứu ở người cho thấy mướp đắng có thể dùng làm thuốc chữa bệnh tiểu đường.
Mướp đắng có khả năng tiềm tàng chống ung thư và chống siêu vi như HIV và HSV
Độc tính ở người lớn thấp, nhưng có vấn đề với trẻ em. Mặc dầu chưa nghe quả mướp đắng nguy hiểm cho bào thai tại Việt Nam, nhưng những nghiên cứu trên cho thấy hạt mướp đắng có thể làm hư thai và quả mướp đắng có khả năng gây đột biến gene. Do đó không nên dùng cho phụ nữ có thai..

 
3 HIỂU LẦM NGUY HIỂM VỀ DINH DƯỠNG CỦA BÀ BẦU
Khi có bầu, người phụ nữ nào cũng muốn bồi bổ sức khỏe bằng những món ăn ngon, bổ để mong em bé trong bụng phát triển tốt nhất. Thế nhưng, ăn nhiều để em bé to khỏe chưa chắc đã là tốt. 
Nhưng không phải ai cũng ăn uống đúng cách, bởi vẫn có những hiểu lầm tai hại về chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ và bé. Dưới đây là 3 hiểu lầm thường gặp về chế độ dinh dưỡng mà các mẹ bầu thường mắc phải trong quá trình mang thai:
 
Ăn nhiều để em bé to, khỏe
Theo Philip James - một chuyên gia về béo phì của Tổ chức Y tế Thế giới đã chứng minh quan niệm "ăn cho hai người", hay ăn nhiều để em bé to khỏe như các mẹ bầu vẫn làm là quan niệm hết sức sai lầm trong dinh dưỡng bà bầu. Vì việc ăn quá nhiều trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến béo phì, làm mất đi 9 năm tuổi thọ của người mẹ. Việc ăn quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sau này và làm gia tăng các nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim, đột quỵ, vô sinh, trầm cảm và một vài dạng ung thư khác.
3 hiểu lầm nguy hiểm về dinh dưỡng của bà bầu 1
Bà bầu không nên ăn quá nhiều trong quá trình mang thai.
Chưa kể đến việc khi mẹ bồi bổ quá nhiều, thai to có thể khiến việc sinh nở gặp khó khăn. Vấn đề giảm cân sau sinh cũng rất khó nếu các mẹ bầu ăn nhiều trong quá trình mang thai.
Nhất định phải ăn trứng ngỗng cho con thông minh
Nhiều chị em khi mang bầu, nghe theo lời mách nước của các bà, các mẹ phải ăn thật nhiều trứng ngỗng dù không hề thích gì loại thực phẩm này. Họ tin rằng, ăn trứng ngỗng sẽ giúp em bé trong bụng sinh ra thông minh hơn.

Theo quan niệm dân gian, phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng sẽ giúp thai nhi phát triển tốt đặc biệt là phát triển trí não, giúp con sau này sinh ra được thông minh, lanh lợi. Nhưng hiện chưa có công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc nào khẳng định phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng thì con thông minh, hoặc trứng ngỗng tốt cho thai nhi hơn các trứng gia cầm khác.
Hàm lượng các vitamin trong trứng ngỗng thua trứng gà, đặc biệt là vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai. Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà (0,33mg% so với 0,70mg% trong trứng gà). 
Mặt khác, trứng ngỗng có nhiều cholesterol và giàu lipid là những chất không có lợi cho sức khỏe phụ nữ có thai. Chị em có thể bị béo phì và mắc chứng cholesterol máu cao nếu lạm dụng những thực phẩm giàu lipid và cholesterol như trứng ngỗng.
Nhịn ăn để không bị nôn
Nhiều bà bầu bị nghén nặng nên rất sợ việc bị nôn, ói. Để khắc phục vấn đề này, họ nghĩ ra cách nhịn ăn để không bị nôn. Đây là quan niệm sai lầm nghiêm trọng.
Thực ra dù có nôn, ói thường xuyên sau khi ăn thì các bà bầu cũng không bị ói tất cả những thức ăn đã ăn vào, do đó người mẹ vẫn cần ăn để thai nhi không bị thiếu chất dinh dưỡng.
Nếu thai phụ bị ốm nghén nặng và thường xuyên nôn ói, cần khắc phục tạm thời bằng cách ăn ít một chút và ăn nhiều lần trong ngày để vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Chị em tuyệt đối không được nhịn ăn vì điều này có thể nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

BÀ BẦU NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ?

Ăn uống trong thời gian mang thai có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé.
Khi mang bầu bạn cần phải xem xét lại thói quen ăn uống của mình, không nên muốn gì ăn nấy một cách vô tội vạ như trước đó nữa. Bạn cần phải xem xét món nào ăn sẽ tốt và món nào sẽ không tốt cho chính bản thân mình và bé yêu trong bụng. 
Cá là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho bà mẹ và thai nhi. Tuy nhiên trong một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Bà bầu nên ăn cá thế nào?
-  Chỉ nên ăn dưới 350g các loại thủy hải sản trong một tuần.
-  Nên ăn cá đã nấu chín kỹ, không ăn các món cá chưa kỹ như gỏi cá, rất dễ bị các loại virus và vi khuẩn xâm hại.
-  Nên ăn những loại cá phải được nuôi từ nguồn nước sạch, không bị nhiễm độc, cá còn tươi, không ăn những loại cá đã chết từ lâu và ươn.
-  Nếu không dám chắc cá mà bạn sử dụng có an toàn không nên sử dụng dầu cá để thay thế.
-  Sử dụng viên dầu cá trong quá trình mang thai, sẽ sinh ra những đứa con có đôi mắt sáng hơn so với những trẻ khác. Về liều lượng sử dụng viên dầu cá bạn cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.
Những lưu ý khi bà bầu ăn cá
Bà bầu cần tuyệt đối tránh với những đồ ăn biển sống, tái chín vì trong đồ ăn sống có chứa rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng bao gồm salmonella, toxoplasmosis, sán… có hại cho sức khỏe. Thực phẩm để đông lạnh rồi nấu chín sẽ tiêu diệt các loại ký sinh trùng và an toàn cho việc sử dụng.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), phụ nữ mang thai, chuẩn bị mang thai và đang cho con bú nên hạn chế các loại cá như cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát vì chúng có chứa hàm lượng thủy ngân rất cao – đặc biệt gây tổn thương cho trẻ em đang còn bú sữa mẹ.
Bà bầu nên và không nên ăn gì? - 1

Cá là một thực phẩm không nên bỏ qua nhưng phải thận trọng (Hình minh họa)
Trứng
Trứng rất bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai, chả thế mà các chị em rất tích cực tìm mua trứng ngỗng, trứng gà sạch về ăn hàng ngày để thai nhi khỏe mạnh, trắng trẻo… Tuy nhiên ăn trứng sao cho đủ và hợp lý lại là vấn đề khác đấy nhé.
Nhiều mẹ có thói quen ăn trứng chần, trứng sống hoặc trứng lòng đào chưa chín kỹ. Sẽ không có ảnh hưởng gì nếu bạn chưa mang thai nhưng khi bé yêu trong bụng của bạn đang lớn lên từng ngày thì đây lại là một thói quen có hại cho cả mẹ và bé. Khi mang thai, hệ miễn dịch của bạn đã không được khỏe mạnh như bình thường vì thế càng dễ bị vi khuẩn tấn công và tình trạng ngộ độc thực phẩm sẽ càng thêm tồi tệ. Ngộ độc salmonella không gây hại cho thai nhi nhưng tốt nhất nên tránh vì nó ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ.
Món trứng an toàn cho mẹ bầu:
- Đun sôi một quả trứng gà ít nhất trong 7 phút.
- Nếu rán thì cần phải lật cả 2 mặt.
- Kho trứng cho đến khi lòng trắng hoàn toàn đặc sệt và mất thêm khoảng 5 phút nữa để lòng đỏ bên trong chín hẳn.
Vỏ trứng cũng có thể mang vi khuẩn gây hại vì thế nên để trứng ở ngăn riêng, không lẫn với các thực phẩm khác và luôn rửa tay sau khi tiếp xúc với trứng.
Bà bầu nên và không nên ăn gì? - 2

Mẹ bầu nên ăn trứng chín kỹ (Hình minh họa)
Cafe, nước uống có chứa cafein
Cà phê và những thức uống có cafein là những đồ uống “ruột” của nhiều người. Tuy nhiên khi bạn đang mang thai những thức uống có chứa hàm lượng cafein cao có nguy cơ gây ra sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc sảy thai. 
Tuy nhiên, một tin vui cho các bà bầu, những nguyên tắc hướng dẫn về dinh dưỡng mới đã khẳng định rằng, phụ nữ mang bầu có thể uống 1 tới 3 ly cà phê hòa tan, 4 tách trà hoặc 4 lon nước côca mỗi ngày. Tất nhiên, mức cà phê họ tiêu thụ phải vừa phải và không vượt quá 300mg/ngày.
Tốt nhất các bà bầu nên uống loại cà phê có hàm lượng caffeine thấp. Tương tự, với trà, các bà bầu uống trà thật loãng 1 giờ sau bữa ăn, không uống khi bụng đói, có thể chọn loại trà tự nhiên, ít gia công. 
Bà bầu nên và không nên ăn gì? - 3

Nên uống cafe có chứa nồng độ cafein thấp (Hình minh họa)
Các loại trà thảo dược
Khi bầu bí bạn cũng nên thận trọng và xem lại thói quen uống trà thảo dược của mình. Sẽ có những loại trà gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Chúng có thể vô tình gây kích thích tử cung, gây ra sảy thai hoặc các cơn co thắt dạ con. Tốt nhất chị em nên chú ý và hạn chế uống các loại trà thảo dược sau:
-  Trà hoa cúc
-  Trà cây ma hoàng
-  Trà rễ cây cam thảo
-  Trà lá mâm xôi
-  Trà hoa hồi
-  Trà cây ngải đắng
-  Trà cây hương thảo
-  Trà cây dâm bụt
-  Trà cây sả
-  Trà cây de vàng
-  Trà cây tầm ma
-  Trà cây thìa là
Dùng trà an toàn
Có rất nhiều loại trà dành cho phụ nữ trước khi sinh và có nhiều loại trà rất an toàn khi sử dụng trong thai kỳ. Hãy lưu ý dùng các loại trà có nguồn gốc đáng tin tưởng và thảo dược phải có thành phần hữu cơ và sao khô. Nếu bạn muốn bạn có thể tự làm một tác trà, hoặc có thể mua trà có chất lượng cao để dùng. Một số loại trà được cho là tốt trong thời kỳ mang thai:
-  Trà gừng
-  Trà chanh
-  Trà húng
-  Trà lúa mạch
-  Trà bạc hà
Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại trà dùng khi mang thai. Các nhà sản xuất của các loại trà này giới thiệu sản phẩm của họ như là một sự trợ giúp cho những người đang mang thai.
Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là, mặc dù các loại trà này không nhất thiết phải được chứng minh lâm sàng là an toàn cho thai nhi khi được tiêu thụ với số lượng lớn, nhưng chị em khi mua trà cũng nên chú ý các thành phần được liệt kê trên vỏ hộp hoặc bao bì.
Bà bầu nên và không nên ăn gì? - 4

Chị em nên chú ý lựa chọn loại trà phù hợp khi bầu bí (Hình minh họa)
Rượu
Phụ nữ Việt Nam ít có thói quen uống rượu, song ở một vài nơi có thói quen cho phụ nữ có thai ăn rượu nếp. Họ cho rằng, nó có tác dụng cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, thành phần rượu nếp có chứa chất cồn, vì thế ăn rượu nếp cũng giống như uống rượu cho dù trong rượu nếp lượng cồn có thấp hơn trong rượu bình thường. Còn trong rượu sẽ vào cơ thể mẹ và thông qua cuống nhau thai, trực tiếp gây tác hại cho thai nhi. Nó có thể khiến em bé phát triển chậm, hoặc có một số bộ phận dị dạng như đầu nhỏ, mắt to, cằm ngắn, lùn. Thậm chí, tứ chi và tim cũng dị dạng, có đứa trẻ ra đời trí tuệ đần độn, ngu dốt, bướng bỉnh, dễ mắc bệnh.
Thế nhưng, mới đây các nhà nghiên cứu Anh lại kết luận, phụ nữ mang thai vẫn có thể uống rượu vang mà không gây hại gì đến sự phát triển của đứa trẻ.
Theo các nhà nghiên cứu, các thai phụ chỉ nên thưởng thức 1-2 ly rượu/ tuần. Nếu các bà bầu thực hiện đúng theo chỉ dẫn, điều này không những không có hại gì mà còn tác động tốt đến hành vi sau này của đứa trẻ hơn là việc kiêng rượu.
Bà bầu nên và không nên ăn gì? - 5

Bà bầu có thể nhâm nhi 1-2 ly rượu vang mỗi tuần (Hình minh họa)
Theo đó, các bà bầu hoàn toàn có thể được uống 1 ly rượu vang thể tích 175ml, 1 ly các loại rượu khác thể tích 50ml, hay dưới nửa lít bia một tuần mà không ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển trí tuệ cũng như hành vi cư xử của trẻ.

SƯU TẦM

TÁC DỤNG CỦA QUẢ DỨA ĐỐI VỚI BÀ BẦU

TÁC DỤNG CỦA QUẢ DỨA ĐỐI VỚI BÀ BẦU


Ăn nhiều dứa sẽ gây rát lưỡi, xót môi. Dứa cũng giàu axit oxalic; nếu hàm lượng oxalic quá cao sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt canxi.

Nhóm thai phụ mắc chứng bệnh về dạ dày, bị chấn thương liên quan đến gãy xương càng nên hạn chế dứa. Bởi vì, dứa có tính axit mạnh nên ăn nhiều dễ gây tiêu chảy (nhất là khi ăn phải quả dứa còn xanh) hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của xương.

Lợi ích của quả dứa


Dứa giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn: Nguyên nhân là bởi vì, dứa chứa nhiều enzyme bromelain, có tác dụng làm mềm khung xương chậu, dễ chuyển dạ.
Quan niệm sai lầm về ăn dứa khi mang bầu: Có ý kiến cho rằng, ăn dứa sẽ gây nóng trong, dễ làm hỏng thai hoặc nếu người mẹ ăn dứa thì em bé sau khi chào đời sẽ nhiều rôm sảy, mụn nhọt… Các nhà khoa học khuyến cáo, thông tin trên là thiếu cơ sở. Thai phụ không nhất thiết phải kiêng dứa (mà nên sử dụng hợp lý).

Dứa được biết đến như một loại thực phẩm chức năng, hữu ích cho sức khỏe. Nó chứa nhiều vitamin A, C, mangan, kali, magiê… bảo vệ các mô khỏi quá trình oxy hóa dẫn đến những cơn stress. Nghiên cứu mới nhất cho thấy, bromelain trong dứa có tác dụng giảm hiện tượng sưng phù. Ăn dứa cũng có tác dụng giải khát, đẹp da, duy trì cân nặng.
Dứa cũng an toàn với phụ nữ đang cho con bú.

Bà bầu có thể bị dị ứng dứa

Đây là phản ứng của cơ thể với protein có trong dứa. Những biểu hiện của dị ứng dứa là: bạn bị đau bụng, tiêu chảy, có thể xuất hiện ngứa toàn thân; bạn cũng có thể cảm thấy tê lưỡi, khó thở…
Bác sĩ khuyến cáo, để tránh dị ứng dứa: Sau khi gọt vỏ, bạn nên cắt dứa thành từng miếng, ngâm nước muối nhạt 10-30 phút. Làm như vậy không chỉ tránh được hiện tượng rát lưỡi khi ăn dứa; mà còn giúp bạn thấy dứa có vị thơm, ngon hơn.
Nếu có cơ địa dị ứng, tốt nhất, bạn nên sử dụng dứa đã qua chế biến (xào, nấu canh). Dưới tác dụng của nhiệt, khả năng gây dị ứng của dứa sẽ không còn.

Quả dứa với sức khỏe bà bầu

Dứa chứa nhiều enzyme bromelain, có tác dụng làm mềm khung xương chậu, nên khiến cho quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn .Tuy nhiên, nhóm thai phụ mắc chứng bệnh về dạ dày, bị chấn thương liên quan đến gãy xương lại nên hạn chế ăn dứa. Bởi vì, dứa có tính axit mạnh nên ăn nhiều dễ gây tiêu chảy (nhất là khi ăn phải quả dứa còn xanh) hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của xương.
Dứa được biết đến như một loại thực phẩm chức năng, hữu ích cho sức khỏe, có chứa nhiều vitamin A, C, mangan, kali, magiê… bảo vệ các mô khỏi quá trình oxy hóa dẫn đến stress. Nghiên cứu mới nhất cho thấy, bromelain trong dứa có tác dụng giảm hiện tượng sưng phù. Ăn dứa cũng có tác dụng giải khát, đẹp da, duy trì cân nặng.
Bromelain trong dứa có tác dụng giảm hiện tượng sưng phù
Có ý kiến cho rằng, ăn dứa sẽ gây nóng trong, dễ làm hỏng thai hoặc nếu người mẹ ăn dứa thì em bé sau khi chào đời sẽ nhiều rôm sảy, mụn nhọt… Các nhà khoa học khuyến cáo, thông tin trên là thiếu cơ sở. Bà bầu không nhất thiết phải kiêng dứa mà nên ăn với lượng hợp lý.
Bà bầu có thể bị dị ứng dứa. Đây là phản ứng của cơ thể với protein có trong dứa. Những biểu hiện của dị ứng dứa là: đau bụng, tiêu chảy, có thể xuất hiện ngứa toàn thân; bạn cũng có thể cảm thấy tê lưỡi, khó thở… Bác sĩ khuyến cáo, để tránh dị ứng dứa thì sau khi gọt vỏ, bạn nên cắt dứa thành từng miếng, ngâm nước muối nhạt 30 phút. Làm như vậy không chỉ tránh được hiện tượng rát lưỡi khi ăn dứa; mà còn giúp bạn thấy dứa có vị thơm, ngon hơn.
 Nếu có cơ địa dị ứng, tốt nhất, bạn nên sử dụng dứa đã qua chế biến (xào, nấu canh). Dưới tác dụng của nhiệt, khả năng gây dị ứng của dứa sẽ không còn.

Mẹ bầu trị nám nhờ dứa
Cách này sẽ giúp các mẹ bầu có làn da sáng đẹp ngay cả khi bầu bí.

Nhiều người cứ nghĩ rằng, ăn dứa khi mang thai sẽ gây nóng trong, có thể bị hỏng thai. Thậm chí mẹ ăn dứa thì em bé sau này sẽ nhiều rôm sảy, mụn nhọt... Đó là cách nghĩ hoàn toàn sai lầm.
Theo mình tìm hiểu, quả dứa rất giàu dinh dưỡng. Nó chứa hàm lượng vitamin A, C, mangan, kali, magie... cao, giúp bảo vệ các mô khỏi quá trình oxy hóa gây ra những cơn stress. Hơn nữa, chất bromelain trong dứa có tác dụng giảm sưng phù. Vì thế bà bầu hoàn có thể hoàn toàn yên tâm khi ăn dứa, chỉ không nên ăn nhiều khi chưa tới ngày dự sinh thôi.
Trong suốt thai kì, mình vẫn thường xuyên sử dụng dứa. Nhưng không phải để ăn mà là làm đẹp! Vì theo các chuyên gia, thai phụ không nên ăn nhiều dứa, nên nếu thèm mình chỉ ăn một chút thôi. Phần dứa còn lại mình dùng làm "mĩ phẩm", tức là để đắp mặt cho da tươi sáng.
Chả là từ khi có bầu, mặt mình tự nhiên nổi lên đầy những vết nám, nhìn rất khó coi. Ban đầu, mình không biết dứa có thể khắc phục tình trạng này. Mình vô tình phát hiện ra điều đó khi đem đổ bỏ phần dứa ăn thừa (mỗi lần bổ mình chỉ dám ăn một miếng nhỏ thôi). Thấy hơi lãng phí, mình lên mạng tìm xem còn có thể làm gì với chúng không. Kết quả là mình phát hiện ra một công dụng tuyệt vời: trị nám!
Mẹ bầu trị nám nhờ dứa - 1

Dứa đánh bay vết nám và giúp da mịn màng, tươi sáng. (Ảnh minh họa)
Là phương pháp trị nám tự nhiên hữu hiệu và an toàn, vì axit bromatic trong loại quả này có khả năng lột nhẹ lớp tế bào sừng phía ngoài, làm cho da mịn và trắng hơn. Mỗi tuần, mình chỉ cần đắp mặt nạ một lần. Đem gọt sạch vỏ dứa, cắt mắt rồi thái miếng và ép lấy nước. Dùng một chiếc mặt nạ giấy đặt lên mặt, bôi nước cốt dứa lên (bạn tránh bôi vào phần mắt nhé, vùng da này nhạy cảm nên dễ bị kích ứng). Nếu không có mặt nạ giấy thì bạn chỉ cần bôi nước dứa ép lên mặt là được. Sau đó nằm nghỉ ngơi, thư giãn chừng 15 phút. Cuối cùng là rửa mặt thật sạch thôi. Cách này nghe có vẻ đơn giản nhưng có hiệu quả bất ngờ! Chỉ cần làm như vậy thôi mà da mặt mình không còn những vết nám đáng ghét nữa. Thậm chí sáng và mịn màng vô cùng.
Chắc có rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng thâm nám trong thai kì đúng không? Vậy bây giờ mọi người đừng lo nhé! Mỗi tuần chỉ cần mua một trái dứa thật ngon, sau đó ăn một miếng nhỏ, vừa tốt vừa đỡ thèm. Phần còn lại bạn ép nước làm "mĩ phẩm" trị nám. Thật tiện phải không nào?
Bạn cũng lưu ý, sau khi đắp mặt nạ này nên bảo vệ da cẩn thận. Ra ngoài đường nhớ che chắn để khỏi bắt nắng nhé. Ngoài ra, để làn da thật đẹp, mẹ bầu đừng ăn nhiều đồ nóng. Nên hạn chế thức khuya, xem TV hoặc ngồi máy tính quá lâu. Vì như thế sẽ khiến bạn bị nổi mụn đấy!

Mách mẹ bầu ăn hoa quả đúng cách

Hoa quả giống như rau tươi, là nguồn thực phẩm không thể thiếu đối với sức khỏe con người. Đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, hoa quả có tác dụng rất tốt đối với quá trình hình thành đại não ở thai nhi. Tuy nhiên, ăn bao nhiêu là đủ lại là một vấn đề khiến không ít phụ nữ băn khoăn.
Một trong những suy nghĩ sai lầm của nhiều phụ nữ mang thai là tâm lý phải ăn nhiều "vì cả hai mẹ con", thậm chí không ít ngưòi lầm tưởng rằng khi mang thai có thể tăng cân thoải mái. Nhất là việc ăn hoa quả. Họ luôn cho rằng hoa quả rất lành, ăn càng nhiều thì càng tốt, nên ăn vô tội vạ, mà không biết rằng ăn quá nhiều sẽ gây hại cho cơ thể và thậm chí là cả thai nhi.
Việc ăn quá nhiều các loại hoa quả có hàm lượng đường cao sau bữa cơm chính sẽ rất dễ khiến  phụ nữ tăng cân, vận động khó khăn,  lượng đường trong máu tăng cao, có thể sẽ dẫn đến bệnh đái tháo đường. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi. Ví dụ như xuất hiện hiện tượng viêm nhiễm đường hô hấp, da, hệ thống tiết niệu…đối với người mẹ; khiến bị dị hình, thậm chí còn bị chết lưu trong tử cung…đối với thai nhi.

Với phụ nữ mang thai, hoa quả có tác dụng rất tốt đối với quá trình
hình thành đại não ở thai nhi. (ảnh minh họa)
Hơn nữa, có không ít phụ nữ còn mù quáng dùng hoa quả thay thế bữa ăn chính. Đây là một phương pháp vô cùng phản khoa học.  Mặc dù nguồn dưỡng chất có trong hoa quả là rất lớn nhưng nó không thể thay thế hoàn toàn cho thịt, cá. Vì lượng chất dinh dưỡng protein cần cung cấp cho cơ thể trong thời gian mang thai để nuôi dưỡng thai nhi là rất lớn. Nếu chỉ ăn hoa quả thôi thì không đủ chút nào. Đồng thời, hàm lượng vitamin có trong hoa quả cũng không thể phong phú bằng hàm lượng vitamin có trong rau xanh.
Vậy bà bầu nên ăn hoa quả như thế nào?
- Mỗi ngày, lượng hoa quả bổ sung không quá 200g, cố gắng chọn những loại hoa quả có hàm lượng đường thấp.
- Nên ăn vào khoảng thời gian giữa bữa chính và bữa phụ.
- Chú ý vệ sinh khi ăn uống.
Chọn loại hoa quả nào để ăn?

1. Chọn trái cây hữu cơ
Điều này sẽ đảm bảo rằng loại trái cây bạn ăn hàng ngày không bị nhiễm các loại hóa chất từ thuốc trừ sâu hay thuốc bảo vệ thực vật. Bạn nên ăn trực tiếp từ những loại trái cây mua tại vườn hoặc những loại đã qua kiểm định an toàn thực phẩm.
2. Trái cây nhiều vitamin C
Vitamin C rất cần thiết trong thai kỳ vì nó sẽ giúp bạn và em bé hấp thụ đầy đủ chất sắt. Vitamin C còn có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu khi mang thai, và làm cho răng lợi được khỏe mạnh.

Vitamin C rất cần thiết trong thai kỳ vì nó sẽ giúp bạn và em bé 
hấp thụ đầy đủ chất sắt. (ảnh minh họa)
Những loại trái cây giàu vitamin C là bưởi, cam, chanh, đào, táo… Uống một ly nước bưởi, cam, chanh sau khi ăn sáng mỗi ngày rất tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, cà chua, cũng chứa lượng vitamin C cao, nên ăn thường xuyên như một loại rau. Các loại rau lá xanh cũng là một lựa chọn lý tưởng trong việc hấp thụ Vitamin C.
3. Trái cây giàu axit folic
Axit folic rất cần thiết trong thai kỳ để phòng ngừa các khuyết tật ống thần kinh, ngăn ngừa sinh non cũng như hạn chế các khuyết tật về tim. Vì vậy, bà bầu không thể thiếu loại dưỡng chất đặc biệt quan trọng này.
Axit folic có nhiều trong một số  loại trái cây màu vàng sẫm như quả mơ, quả đào… Ăn mơ khô vào buổi sáng là cách rất tốt để hấp thụ axit folic và là điều cần thiết cho sự hình thành của protein vì nó có tác dụng hỗ trợ các enzyme tiêu hóa thức ăn. Đậu Hà Lan và các loại đậu khác cũng rất giàu axit folic.
4. Nên ăn nhiều táo và chuối
Chúng ta đều biết rằng, trái cây rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi nhưng theo lời khuyên của các nhà khoa học, chị em bầu nên ăn nhiều táo và chuối hơn cả. Trong hai loại trái cây này rất giàu carbohydrate, kali, sắt, chất xơ và canxi – rất cần thiết cho sự phát triển của xương và các chức năng ở ruột thai nhi.
Lưu ý: đối với những phụ nữ thích ăn hoa quả, thì tốt nhất khi thai nhi từ 24-28 tuần nên đến bệnh viện để kiểm tra lượng đường trong máu định kỳ, để tránh xảy ra những điều đáng tiếc.

MS. Mỹ Uyên
Mobile: ( 84 ) 0938.994.298 - (08) 66812591